Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa tại Việt Nam

Thứ hai - 01/07/2019 21:50
Kinh tế Việt Nam càng phát triển và việc kí kết các hiệp định thương mại quốc tế diễn ra nhiều hơn đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp VN như, xuất khẩu hàng hóa đi thị trường quốc tế hay nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ quy trình sản xuất thành phẩm và cung ứng cho thị trường VN. Bài viết sau sẽ giải thích rõ hơn các bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam mà doanh nghiệp cần lưu ý.

Hiểu rõ hơn mặt hàng nhập khẩu qua các câu hỏi sau
  • Hàng có nằm trong danh sách mặt hàng bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam
  • Hàng có cần giấy phép nhập khẩu (đặc biệt) gì không? Từ bộ hoặc cơ quan nào?
  • Có cần công bố hợp quy hay không?
  • Có cần kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan hay không?
Bước tìm hiểu trên là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp không chỉ trước khi nhập hàng mà còn nên thực hiện trước khi kí kết hợp đồng mua bán với công ty nước ngoài nhằm tránh xảy ra trường hợp nhập khẩu mặt hàng nằm trong danh sách cấm hay hạn chế của Việt Nam. Thông qua bước này, doanh nghiệp hiểu rõ hơn các loại giấy tờ cần thiết và thời gian cần có để chuẩn bị các loại giấy tờ trên trước khi nhập hàng về để hàng có thể thông quan và về đến kho hàng nhanh hơn, giảm thiểu các loại chi phí phát sinh nằm ngoài mong muốn (vd: chi phí lưu cont, giữ lạnh tại cảng hoặc nặng hơn là bị xử phạt vì nhập khẩu không có giây phép).

Xem xét các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương
Ngoài việc xem xét kỹ các điều khoản chính về sản phẩm (số lượng, giá, quy cách đóng gói…) doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc kỹ các điều khoản về giao hàng và thanh toán, bao gồm:
  • Điều kiện giao hàng: CIF, FOB, EXW …
  • Phương thức thanh toán: Letter of Credit (L/C: tín dụng thư) hay Telegraphic Transfer (T/T: điện chuyển tiền)
  • Thời gian giao & nhận hàng
  • Chứng từ bắt buộc cần gửi, cách thức vận chuyển
Vận chuyển đơn hàng
Dựa trên hợp đồng ký kết giữa 2 bên, công ty vận chuyển (hãng tàu hay máy bay) và bảo hiểm hàng sẽ được chọn lựa và mua bởi một trong hai bên. Nếu điêù kiện là CIF thì trách nhiệm trên thuộc về bên bán và nếu là FOB, EXW thì trách nhiệm thuộc về bên mua.

Thủ tục hải quan
Trong phần lớn hợp đồng, bên mua sẽ làm thủ tục hải quan tại Việt Nam để nhập hàng về kho, trừ một vài trường hợp đặc biệt, khi bên bán đồng ý toàn bộ quy trình vận chuyển, thủ tục nhập khẩu và vận chuyển đến tận kho bên mua (các điều kiện như DAP, DDU hay DDP). Bên nhận làm thủ tục nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hợp đồng mua bán cùng với các loại giấy tờ khác cần có cho việc nhập khẩu hàng hóa và giải quyết các vấn đề phát sinh bất ngờ.
 
Hiểu được sự khó khăn của các doanh nghiệp trong việc làm thủ tục hải quan cũng như chọn lựa phương thức vận chuyển hàng hóa, Mai Thành Corp đã được thành lập từ đầu những năm 2000 với mục têu giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài một cách nhanh chóng, dễ dàng với chi phí hiệu quả. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và kỹ năng, Mai Thành Corp tự hào là đối tác cung cấp chuỗi dịch vụ thông quan, vận tải hàng hóa, nâng hạ - kho bãi, nhập khẩu và phân phối thực phẩm cho các công ty lớn như Total, Mega Market (formerly, Metro Cash & Carry).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Dịch Vụ Hải Quan

Dịch Vụ Hải Quan

Vận Tải Đường Bộ

Vận Tải Đường Bộ

Nâng Hạ - Kho Bãi

Nâng Hạ - Kho Bãi

Nhập Khẩu & Phân Phối Thực Phẩm

Nhập Khẩu & Phân Phối Thực Phẩm

Liên hệ

Tư vấn dịch vụ & khách hàng


  • Đang truy cập6
  • Hôm nay96
  • Tháng hiện tại37,825
  • Tổng lượt truy cập927,895
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây